Cỏ nhung nhật rất được ưa chuộng chon trồng làm cảnh quan, khuôn viên, sân gofl cao cấp ….Trẻ em được chơi trên một bãi cỏ xanh mướt, mềm mượt và sạch sẽ. Được sử dụng để chống xói mòn trên các sườn dốc. Sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều chân đất khác nhau
Cỏ nhung nhật hay còn gọi là cỏ nhật có tên khoa học là Zoysia tenuifolia, hoặc Zoysia japonica, là cây trang trí nền, trồng thành thảm màu xanh rất đẹp, mịn. Cỏ Nhung nhậtcó xuất xứ từ Nhật Bản,Trung Quốc và các phần khác của khu vực Đồng Nam Á. Cỏ Nhung được trồng đại trà trong các khu vườn cảnh của Nhật Bản từ năm 1100, rồi sau đó du nhập qua các quốc gia khác
Cây cỏ nhung được trồng nhiều làm cây cảnh, cảnh quan, trong các khuôn viên, sân gofl cao cấp… Cỏ nhật ( hay còn gọi là cỏ nhung nhật) là một loại cỏ đặc biệt khỏe mạnh phát triển tốt trong một loạt các điều kiện và đòi hỏi ít tưới nước và cắt hơn so với hầu hết các loại cỏ. Đồng thời, cỏ này dễ dạng tạo ra một tấm thảm dày, mềm, cảm giác tuyệt vời khi đi dạo chân trần.
Cỏ nhật có xu hướng phát triển theo chiều ngang, bò lan trên mặt đất hơn phát triển cao.Đồng thời do Cỏ nhật phát triển thành thảm cỏ dày nên rất hiệu quả trong việc hạn chế các loại cỏ dại về mùa hè và thay thế cỏ có sẵn. Với những ưu điểm đó bạn có thể trồng một bãi cỏ mới hoặc cải tạo bãi cỏ hiện tại và nó sẽ phát triển thành một bãi cỏ tươi tốt, thậm chí phát triển trong nhiều mùa. Khi trồng cỏ nhung nhật thì cần chú ý: Cắt giảm việc sử dụng tài nguyên nước do hệ thống rễ phát triển mạnh mẽ sâu và rộng lớn.
Giảm số lần cắt 2/3 so với bình thường. Tốc độ tăng trưởng hướng bên mạnh nên nó phát triển chiều cao rất chậm, hầu hết mọi người chỉ cần cắt cỏ nhật một lần so với ba lần họ cần phải cắt các loại cỏ khác. Cỏ nhật phát triển mạnh trong cả điều kiện nóng và lạnh. Trong điều kiện khí hậu ấm áp rất phát triển. Cỏ nhật không bị chết trong mùa đông, có thể sống sótở nhiệt độ âm 300C hoặc điều kiện nắng nóng. Cỏ nhật phát triển dày với gốc rễ sâu. Cách trồng cỏ nhung nhật như sau:
Chuẩn bị đất: Trước tiên làm sạch cỏ dại, tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún. Làm đất tơi xốp lớp mặt, tạo hệ thống thoát nước tốt. Rải lớp phân hỗn hợp (phân bò+tro trấu+mùn dừa+đất mùn) dày mỏng tùy đất nền xấu hay tốt. Sau đó dùng cào trộn lẫn phân với lớp đất nền.
Chuẩn bị giống: Dùng cỏ non để trồng. Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. Thông thường 1m² cỏ giống nếu trải thảm chỉ được 1,2 m²; nếu trồng dày sẽ được 2m²; trồng vừa được 3m² và nếu trồng thưa được 4m² đất.
Tiến hành trồng: Cỏ giống được xé nhỏ, trải đều trên mặt đất. Dùng đất mùn trộn tro trấu rải đều lên trên cỏ (nếu trải thảm không cần khâu này). Dùng đầm gỗ, đầm nhẹ để mắt rễ của cỏ bám đất, đồng thời rải bổ sung đất ở những nơi còn thiếu. Kinh nghiệm cho thấy trồng vừa có ưu điểm hơn hết, vừa tiết kiệm được giống, vừa thoáng để cỏ đẻ con nhiều. Ở cách trồng này, sau 20-25 ngày cỏ phủ đều, non mượt đẹp.