Một khoảng giếng trời đủ thông thoáng, mang lại không khí trong lành cho gia đình khi bạn biết cách chọn được những loại cây trồng phù hợp.
Giếng trời không chỉ là điểm nhân trong nhà mà còn là khoảng trời lưu thông không khí. Xung quanh giếng trời phải luôn cảm thấy thư thái khi nhìn ra khoảng không gian xanh mát mẻ.
Vì vậy, vai trò của giếng trời luôn là điêu lưu tâm khi trang trí, trong đó việc trồng cây, duy trì khoảng không gian này thật đẹp, thật tươi tốt để tạo nên một không gian sông trong lành thoải mái.
Việc lự chon cây ở giếng trời tương đối đơn giản. Khu vực đóng vai trò phân bố ánh sáng và lưu thông không khí trong nhà sẽ giúp các loại cây dễ dàng phát triển hơn.
Bạn có thể trồng cây theo dạng tiểu cảnh or theo tầng. Cây cao làm chủ đạo, các cây thấp dần tạo nên góc nhỏ xanh tươi, đẹp đẽ.
Cây chủ đạo
Cây khế: Cây khế là loại cây ưa bóng râm, phù hợp trồng ở trong nhà or vườn nhỏ. Trồng một cây khế nhỏ nhắn vừa tạo cho không gian thêm tươi xanh, vừa có hoa tím tím những chùm quả xum xuê
Cây lộc vừng: Một trong những loại cây dễ trồng, thích hợp ở giếng trời là cây lộc vừng. Đây cũng là loại cây thuộc tứ cây phong thuỷ, mang đến nhiều may mắn, tài lộc, hưng thịnh cho gia chủ.
Cây cóc: Cây cóc là loài cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực giếng trời. Cây nhỏ gọn, cho trái quanh năm nhưng cần nhiều sự chăm sóc và cắt tỉa khéo léo để tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho giếng trời.
Với những nhà phố có diện tích nhỏ, giếng trời không rộng lắm, bạn có thể trồng một số cây có độ cao từ 1m – 2,5m như cây phát tài núi, mật cật, đại phú gia, kim thiên, cây kim ngân, trúc Nhật hoặc cau Hawaii…
Cây tầng trung
Giếng trời được xem là khu vực đặc biệt trong nhà. Ánh sáng chiếu từ trên xuống khá mạnh, đủ để những loại cây xanh có thể phát triển tươi tốt.
Khoảng giếng trời càng được trang trí đơn giản càng tăng hiệu ứng thẩm mỹ tốt cho ngôi nhà.
Vì thế, hãy khéo léo kết hợp các loại cây với nhau một cách đơn giản để giữ được sự bình dị, tự nhiên nhất giúp không gian thông thoáng, đẹp bình dị, tự nhiên.
Nếu giếng trời nhà bạn có một cây chủ đạo, phía dưới trồng các loại cây nho nhỏ thì ở giữa cũng cần điểm tô bằng những cây có độ cao vừa phải giúp sự kết nối mảng xanh một cách liền mạch như cây cau tiểu trâm, ráng ổ phụng, ngũ gia bì, đinh lăng, chuối rẻ quạt, chuối hoa, cây bạch mã hoàng tử, trầu cánh phượng, saphia…