Công ty tiểu cảnh sân vườn Nghệ An

Số 45 Ngô Gia Tự- TP Vinh - Nghệ An

 
CÂY XANH, CÂY CẢNH > CÂY CẢNH CÓ HOA
Cây hoa huệ
12/5/2020 - Xem: 1250
 
cay-hoa-hue

Thông tin sơ lược về cây hoa huệ

Nghe đến hoa huệ chúng ta sẽ tưởng tượng được ra luôn màu sắc trắng tinh khôi của hoa. 

  • Tên khoa học: Polianthes tuberosa, hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae).
  • Tên thường gọi là: cây hoa huệ
  • Tên gọi khác: hoa Dạ lai hương( nghĩa là hoa sẽ tỏa mùi thơm trong đêm tối), hay là vũ lai hương( nghĩa là chúng ta sẽ được thưởng thức mùi thơm của hoa vào ban ngày) 
  • Nguồn gốc và xuất xứ từ Nam Mỹ và Mexico nhưng hiện nay cây hoa huệ được biết đến và rất nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển loại giống hoa này, trong đấy có Việt Nam.

Upload

                                                                                                                  Vườn cây hoa huệ

Hiện nay hoa huệ được trồng tại Việt nam gồm 2 loại chính:

  • Hoa huệ đơn, giống cây có xu hướng thân hoa ngắn và hoa không dày.
  • Huệ kép là giống hoa có thân cao hơn, hoa dày hơn hoa huệ đơn và bông hoa cũng có xu hướng cao hơn.

Đặc điểm của cây hoa huệ

Đặc điểm thực vật học của cây hoa huệ

  • Thân: Thân hoa huệ là dạng thân thảo, có hướng đứng thẳng, không có sự phân nhánh, hình dáng thanh mảnh, thân cao khoảng 0,7cm đến 1,5m, thân có màu xanh và có ưu điểm là cây sống lâu năm.
  • Lá: cây hoa huệ có lá màu xanh hình dài, thuôn, và nhọn ở đầu lá, lá có độ bóng pha với chút màu hơi mốc trắng.
  • Lá có độ mịn và không dày lắm. Các bẹ lá ôm sát từ gốc lên đến thân chính, tạo cho thân chính giống như các lớp của thân cây hành, tỏi. Các lá có diện tích và chiều dài khác nhau , tùy thuộc vào từng loại cây hoa.

Upload

                                                                                             Các bẹ lá cây hoa huệ ôm sát từ gốc lên đến thân chính

  • Hoa: Hoa huệ có màu trắng, hoa được cấu tạo bên dưới có cuống dài, thẳng, hoa mọc bên trên, các hoa mọc kết thành cụm hoa lớn dạng khối trụ gần ngọn cho đến chóp ngọn. Các hoa ở dưới sẽ có kích thước to hơn các hoa trên ngọn. Khi hoa nở các cánh hoa bung ra để lộ nhị và nhụy của hoa có màu vàng, các cánh hoa mỏng, màu trắng và nở xòe ra trông rất bắt mắt. Thường các hoa ở cây hoa huệ ở dưới sẽ nở trước sau đấy mới đến các hoa trên cùng.
  • Hoa nở vào ban đêm và tỏa một hương thơm ngào ngạt cuốn hút. Thời gian nở hết của các hoa khoảng trong 6 đến 17 ngày. Bao phấn của hoa huệ có hình trũng dạng phễu.

Đặc điểm sinh thái của cây hoa huệ

  • Hoa huệ là loại cây ưa ánh sáng, cây sống lâu năm, và nở ở tất cả các mùa. Thời gian thích hợp cho hoa phát triển nở nhiều nhất là mùa hè, hoa nở to, và nhiều hơn. Thế nên chúng ta nên trồng vào mùa hè. 
  • Cây hoa huệ có đặc tính nở hoa vào buổi tối, tỏa hương thơm nhiều hơn vào buổi tối, vì cây ưa độ ẩm cao, độ ẩm cao sẽ làm cho các khí khổng của hoa hoạt động và giúp hoa bung ra nhanh và nhiều.

Upload

                                                                                                              Hoa huệ là cây ưa ẩm

Lợi ích và ứng dụng của cây hoa huệ

Cây hoa huệ làm cây cảnh trang trí

Hoa huệ là cây hoa được sử dụng nhiều, ngoài trưng bày cắm ở nhà, hoa huệ còn được nhiều người sử dụng để chưng trong nơi thanh tịnh, an bình như chùa, đền.. Người dân Việt chủ yếu dùng hoa huệ ta để đi cúng, bái lễ chùa.

Từ vẻ đẹp thuần khiết, tinh khôi toàn mỹ với mùi thơm đặc trưng ngào ngạ sang trọng, cây hoa huệ ta đã và đang được người dân ở khắp mọi nơi yêu chuộng. Chính vì thế cây đã trở thành loại cây hoa thúc đẩy cải thiện đời sống kinh tế cho các nhà nông trồng hoa. Mỗi năm cây hoa huệ mang lại lợi nhuận lớn đáng kể cho người dân.

Upload

                                                                                    Cây hoa huệ được sử dụng nhiều để trang trí trong dịp lễ tết

Cây hoa huệ tỏa hương thơm dễ chịu, đem đến cảm giác thư thái, giảm căng thẳng

Ngoài công dụng làm đẹp ra mùi thơm nhẹ của hoa vào ban ngày cũng giúp cho tinh thần thoải mái, giảm stress. Nhưng lưu ý không chưng hoa trong phòng kín, và phòng ngủ lúc ban đêm, vì mùi thơm của cây hoa hậu quá nồng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể làm khó thở, ngạt đường hô hấp. Nếu đặt trong nhà thì dùng khoảng 4 đến 9 cành là vừa đủ, không nên cắm quá nhiều. 

Cây hoa huệ được sử dụng trong ẩm thực

Một công dụng mà í tai biết đến đó là hoa huệ cũng có thể sử dụng trong ẩm thực. Hoa được sử dụng, kết hợp với các nguyên vật liệu khác trong các món như: Huệ xào với thịt bò, thịt lợn …

Cây hoa huệ mang ý nghĩa tâm linh

Một lợi ích linh thiêng đó là: Hoa huệ được người Thiên Chúa giáo xem như là biểu tượng của Mẹ Maria, với ý nghĩa hoa là sự khiết tịnh, tinh khiết, diệu dàng , biểu tượng cho Mẹ là Đức mẹ đồng trinh trọn đời.

   Upload

                                                                                                                    Hình ảnh hoa huệ kép

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa huệ

Có rất nhiều cách nhân giống hoa uê, như: trồng bằng củ, bằng nuôi cấy mô,… Tuy nhiên hình thức nhân giống bằng củ là tốt nhất và nhanh nhất, tiết iệm chi phí và đem lại hiệu quả cao.

Cách trồng cây hoa huệ

Cách chọn giống và đất trồng cây hoa huệ

Khâu quan trọng nhất là chọn đất trồng và chọn củ giống, công đoạn này là quan trọng nhất, quyết định đến năng suất hoa và sinh trưởng tốt của cây sau này. 

  • Chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, không khô hạn và đủ chất dinh dưỡng.
  • Chọn củ giống cây hoa huệ từ vụ trước, sau đấy để khô dự trữ vào mùa khô,  đảm bảo không sâu bệnh, cây phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh.

Upload

                                                                                                    Hoa huệ thường được trồng từ củ

Tiến hành trồng cây hoa huệ

  • Làm công tác xử lý sâu bệnh hại trên ruộng đất, sau đấy chọn cây mà mình lấy làm giống, cắt bỏ hết lá. Để một thời gian chúng ta moi củ lên cắt bớt rễ và nhúng qua củ và thuốc sinh học trừ sâu. Sau đấy để củ dưới bóng mát , và chuẩn bị đem trồng.
  • Trước khi đem củ của cây hoa huệ đi trồng chúng ta phải làm công tác vệ sinh củ loại bỏ hết rễ và các vỏ bên ngoài làm ảnh hưởng đến củ.
  • Khoảng cách trồng cây tùy thuộc diện tích, tuy nhiên thông thường là 19,5 x19,5 cm, độ sâu khoảng 3-4cm. Nếu bạn muốn thu hoạch sớm thì có thể trồng với độ sâu nông hơn bình thường, tuy nhiên bông hoa sẽ có xu hướng bé, và chùm hoa không được nhiều bông. Trồng sâu có lợi thế bông hoa to hơn nhiều hơn, nhưng thời gian ra hoa lại chậm hơn.

Cách chăm sóc cây hoa huệ

Các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

  • Yêu cầu về ánh sáng: Huệ ưa nắng, ánh sáng toàn diện, vì thế nên phát quang bớt các cây bụi cỏ xung quanh. Nếu sinh trưởng dưới nhiều nắng thì hoa nhiều hơn. Chất lượng hoa tốt hơn.
  • Về yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp của cây hoa huệ là khoảng từ 17-34oC. Cây không chịu được lạnh, người trồng cần chú tâm đến yếu tố này. Tránh để tình trạng cây không thích ứng với môi trường, nếu trồng trong điều kiện lạnh cần bố trí các biện pháp che chắn , sưởi đèn để đảm bảo sức sống cho hoa và cho chất lượng tốt.
  • Về độ ẩm: Huệ ưa ấm, độ ẩm cao huệ sẽ nở hoa nhiều hơn.

Đất trồng, nước tưới cho cây hoa huệ

  • Về đất trồng:Cây huệ không yêu cầu môi trường đất khắt khe, yêu cầu đất có hệ thống thoát nước tốt.
  • Về tưới nước:Cần thường xuyên tưới nước cho cây huệ, vì cây hoa huệ khi có hoa cây rất dễ đổ và dập hoa nên chúng ta nên sử dụng hệ thống tưới gốc nhiều hơn, hoặc tưới phun mưa dạng hạt nhỏ nhất. Nên tưới một ngày 2 lần.

Bón phân cho cây hoa huệ

Chú ý quan sát đồng ruộng, đặc biệt là màu sắc của lá hoa huệ để chúng ta có thể dùng liều lương phù hợp. Trước khi sử dụng bón phân cho cây hoa huệ chúng ta cần dọn sạch cỏ cũng như dư thừa trên ruộng.

  • Giai đoạn 1: chúng ta sử dụng bón thúc cho cây hoa huệ cách 1 tháng khi mới trồng với liều lượng 30kg phân đạm kết hợp cùng 30kg phân DAP/ 1.000m2
  • Giai đoạn  2: Chúng ta bón khoản 11- đến 14 kg đạm kết hợp KNO3 cách giai đoạn 1 khoảng 21 -24 ngày
  • Giai đoạn 3: Sau khi cây đã cho bông một vụ, chúng ta thu hoạch xong chúng ta cần bổ sung 16kg DAP và 16kg đạm để bổ sung chất cho vụ mới

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa huệ

Đối với sâu bệnh hại trên cây huệ không có nhiều sâu bệnh hại. Sâu hại thường gặp là các loại chích hút lá ví dụ như rệp, nhện đỏ, cào cào…hoặc các loại như sâu ăn lá, ăn chồi.

Phòng trừ các vết chích cắn trên lá, thân cây hoa huệ

  • Dấu hiệu nhận biết là các vết chích vết cắn của các loại hút chích trên các lá hoặc trên thân.
  • Cách phòng trừ: cung cấp nước đảm bảo cho cây đầy đủ, dùng phun thuốc đặc trị như Danitol, ortus và một số loại thuốc khác có thể mua ở các nhà thuốc bả vệ thực vật trên toàn quốc.

Phòng trừ sâu ăn lá, chồi cây hoa huệ

Dấu hiệu nhận biết của loại sâu ăn lá hay ăn chồi rất rõ, các lá, chồi bị sâu ăn và khuyết đi nhiều, đối với loại sâu này chỉ cần chú ý quan sát giai đoạn đầu, nếu thấy xuất hiện chúng ta phải mua thuốc trừ sâu luôn để diệt trừ mầm bệnh.

Phòng trừ bệnh thối củ, thối nhũn lá ở cây hoa huệ

  • Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ thoát nước kém , và do lúc thu hoạch không đúng tiêu chuẩn, cắt không chéo đường cắt, và không gần với củ nên để nước ứa đọng lại làm thối nhũn củ.
  • Biện pháp: nên xem kỹ, chú ý hệ thống thoát nước cho hợp lý, và thu hoạch đúng quy chuẩn cho cây hoa huệ.
<< Cây Cảnh có Hoa >>
 
 
 
 

Tiểu cảnh sân vườn Nghệ An
Địa chỉ: Số 45 Ngô Gia Tự - TP Vinh - Nghệ An
Điện thoại: 0915.050.067
Email: truyenthongcongnghe@@gmail.com
Website: http://tieucanhnghean.com

Hôm nay: 229 | Tất cả: 1,319,525

0915.050.067

Chat hỗ trợ
Chat ngay