Có lẽ nhiều người nuôi cá koi nhưng chưa am hiểu về cách nuôi cũng như chăm sóc. Vậy nên trong bài viết hôm nay Tiểu cảnh sân vườn Nghệ An sẽ cung cấp cho các bạn cách chăm sóc cũng như một số loại bệnh thường gặp khi nuôi cá koi. Để có được đàn cá khỏe mạnh và đẹp nhất.
Cách nuôi và chăm sóc cá Koi tốt nhất
1. Điều kiện hồ nuôi cá
– Duy trì độ pH trong hồ nuôi ở mức 7,0 đến 7,5 là hợp lý để tránh tăng độ cứng của nước. Độ cứng càng cao sẽ khiến oxy bị ngưng đọng trên bề mặt hồ nuôi và khiến cá dễ bị chết do thiếu oxy trong nước.
– Không nên trồng cây thủy sinh trong hồ nuôi cá Koi bởi chúng sẽ ăn mất và đào thải thức ăn sẽ gây ra ô nhiễm cho nguồn nước.
– Cá Koi cần nhiều oxy để hô hấp cho nên bạn phải lắp đặt thiết bị bơm sục khí để duy trì oxy cho chúng. Hệ thống lọc như lá phổi của con người, giúp làm sạch không khí và cải thiện chất lượng nước trong hồ nuôi.
– Hồ nuôi cá cần có diện tích đủ rộng, chiều sâu tối thiểu từ 1,2 đến 1,8 mét; diện tích tốt nhất trong khoảng 2-3 mét vuông. Ngoài ra hồ nuôi cá cần được xây dựng tại vị trí có thể hài hòa với thời tiết 4 mùa.
– Vào mùa đông, cần che chắn hồ nước để không làm giảm nhiệt độ. Giữ sạch hồ nước và giảm lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Còn vào mùa xuân hạ, cá Koi sẽ phát triển tốt nhất nên cần thay đổi lượng thức ăn và thay nước trong hồ.
2. Nhiệt độ nuôi cá
– Nhiệt độ tốt nhất để nuôi cá Koi nên từ 20 đến 25 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến cá dễ bị chết, còn nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sinh sản.
– Không được thay đổi nhiệt độ của hồ nước đột ngột vì sẽ khiến cá chết. Ngoài ra khi mùa đông trời lạnh hơn và mùa hè trời nóng hơn thì bạn cần duy trì ổn định nhiệt độ trong hồ nuôi.
4. Thức ăn cho cá Koi
– Thức ăn phổ biến cho cá Koi có thể là vụn bánh mì, một số loại rau và tôm sò đã được sơ chế và xử lý. Tuyệt đối không cho cá Koi ăn thực phẩm bị mốc và không còn tươi ngon, đặc biệt không cho cá ăn côn trùng, ấu trùng,…
– Nên cho cá Koi ăn những thực phẩm có chứa propolis, vitamin và spirulina nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa một số bệnh có thể gặp.
– Nên cho cá Koi ăn vài tiếng một lần, mỗi lần một chút thức ăn. Ban ngày cho ăn từ 6h sáng đến 11h, buổi chiều từ 14h đến trước 18h, tuyệt đối không cho cá ăn vào ban đêm.
4. Kỹ thuật đưa cá Koi vào hồ nuôi
– Trước khi cho cá Koi vào hồ nuôi mới, bạn cần để bao chứa cá ở trong hồ khoảng 15 phút để cá quen với nhiệt độ, sau đó mới mở miệng bao để thả cá. Làm như vậy sẽ giúp cá Koi không bị sốc khi tiếp xúc với môi trường nước hồ.
– Thả cá Koi xuống hồ cần phải nhẹ nhàng, không được làm cá bị xây xát. Không nên di chuyển cá quá nhiều để hạn chế bị nhiễm bệnh sau khi thả. Bạn nên thả cá Koi vào buổi sáng hoặc khi trời mát, tránh thả vào khi trời nóng.
– Hồ nuôi mới xây xong cần ngâm nước và xả lại khoảng 2-3 lần, sau đó mới thả cá Koi vào để nuôi.
– Nên dùng WUNMID liều 100g/200m3 nước để sát trùng nước trong hồ nuôi trước khi tiến hành thả cá, sau đó lắp đặt hệ thống bơm lọc khí. Sau khoảng 24 giờ, bạn có thể thả cá Koi vào bể để nuôi như bình thường.
Các bệnh thường gặp ở cá Koi trong quá trình nuôi
1. Bệnh nấm mang, da
– Bệnh xảy ra khi có vi sinh vật, ký sinh trùng sán sống trong nước và ký sinh trên thân, mang cá. Chủ yếu do nguồn nước bẩn không hợp vệ sinh gây ra. Cá Koi khi này sẽ hay bị ngứa, bơi nhảy lung tung, cá sẽ chết chỉ sau một thời gian.
– Để điều trị bệnh này, bạn cần thay nước hồ thường xuyên, duy trì ổn định nồng độ muối và oxy trong hồ. Sử dụng thuốc Praziquantel liều lượng 2g/1m3 để giúp tiêu diệt sán và các ký sinh trùng trong nước.
2. Bệnh rận cá
– Bệnh xảy ra khi những con rận, ký sinh trùng sống ký sinh trên thân, vây hoặc trong khoang miệng của cá Koi. Chúng sẽ liên tục hút máu gây tổn thương cho cá, đồng thời còn tiết độc tố khiến các loại vi khuẩn khác có thể tấn công gây bệnh. Từ đó khiến tuổi thọ cá bị giảm, nhanh chết.
– Khi thấy cá có biểu hiện khó chịu, bơi nhảy hỗn loạn do bị rận cắn, bạn cần sử dụng dụng cụ gắp rận ra khỏi cơ thể chúng và dùng thuốc sát khuẩn sơ cứu lên những vùng tổn thương. Duy trì liên tục khoảng 7 ngày để cá Koi hồi phục.
3. Bệnh nhiễm trùng mỏ neo
– Đây là căn bệnh phổ biến nhất hay gặp ở cá Koi. Bệnh do một loại ký sinh trùng dạng giáp xác gây nên, chúng bám chặt lấy thân và đuôi cá Koi để hút máu và dưỡng chất. Bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.
– Khi mắc bệnh, cá Koi sẽ lười ăn, bơi chậm và kém linh hoạt. Hãy sử dụng thuốc Dimilin với liều lượng 1g/1m3. Tuy nhiên cần đánh thuốc giãn cách ngày cho cá sau đó thay nước hồ nuôi bởi Dimilin có chứa thành phần thuốc trừ sâu.
– Đánh thuốc cho đến khi cá Koi không còn ký sinh trùng nữa thì dừng lại.
4. Bệnh đốm đỏ
– Bệnh này khiến toàn thân cá Koi xuất hiện đốm đỏ như xuất huyết. Từ đó khiến cá bỏ ăn, vảy rụng dần, cá bơi chậm chạp và yếu dần. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây ra.
– Để ngăn ngừa cá mắc bệnh đốm đỏ, hãy gia tăng nồng độ kiềm trong hồ nuôi của bạn bằng phương pháp phủ vôi bột hoặc đánh muối trong vài ngày. Bởi vi khuẩn này không thể sống được trong môi trường kiềm.
5. Bệnh đốm trắng
– Bệnh xảy ra chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Cá Koi sẽ xuất hiện các đốm trắng li ti trên thân, đầu. Bệnh lây lan rất nhanh cho các con cá khác và khiến cá trở nên suy yếu dần.
– Cách xử lý tốt nhất đó là đảm bảo nguồn nước nuôi cá luôn được sạch sẽ, ổn định pH trong hồ, duy trì nồng độ muối ở mức 0,5%/ngày, nhiệt độ hồ nuôi luôn ở 25-28 độ C.
6. Bệnh xù vảy cá
– Bệnh dễ nhận thấy bằng mắt thường nhất đó là khi cá Koi sưng phù thân người, vảy bị xù, mắt bị lồi ra. Khi này cá Koi sẽ có xu hướng bơi sát mặt nước để lấy oxy nhiều hơn.
– Bệnh xảy ra khi cá bị nhiễm vi khuẩn trong cơ thể hoặc có khối u làm các cơ quan bị phình to ra, chèn ép khiến cá bị giảm tuổi thọ và nhanh chết. Để điều trị, bạn nên cho cá tắm muối với tỷ lệ 5kg muối/1m3 trong vòng 5 phút, thực hiện liên tục vài ngày sẽ khiến tình trạng bệnh được cải thiện phần nào.
7. Bệnh viêm loét
– Cá Koi khi bơi trong hồ không tránh khỏi va chạm lẫn nhau và với các cây thủy sinh, các góc sắc cạnh trong hồ. Từ đó khiến cá bị xây xát, nhiễm trùng vết thương khiến cá chết sớm.
– Khi này bạn cần vớt cá lên để thoa thuốc chống nhiễm trùng cho cá sẽ hạn chế tình trạng viêm loét tốt hơn.
8. Bệnh thối đuôi
– Bệnh xảy ra khiến cá Koi bị sưng, viêm phần đuôi. Nặng hơn sẽ gây lở loét, hoại tử, thối rữa. Bệnh do nhiễm trùng Mycobacteria và một số loại nấm mốc gây nên.
– Để xử lý bệnh này, hãy thoa thuốc Malachite 1% lên vùng bị tổn thương, mỗi ngày 1 lần bôi, sử dụng liên tục từ 5-7 ngày.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức về cách nuôi và chăm sóc cá koi người nuôi ai cũng biết. Bạn có thể áp dụng để chăm sóc cho đàn cá của mình. Hoặc nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các vấn đề bạn gặp khó khăn.
Tiểu cảnh sân vườn Nghệ An Địa chỉ: Số 45 Ngô Gia Tự - TP Vinh - Nghệ An Điện thoại: 0915.050.067 Email: truyenthongcongnghe@@gmail.com Website: http://tieucanhnghean.com